Cây chuối | ý nghĩa, đặc điểm và công dụng của chuối trong đời sống

Cây chuối | ý nghĩa, đặc điểm và công dụng của chuối trong đời sống


Cây chuối đóng vai trò gì với người Việt? Tại sao nên sử dụng cây chuối cảnh trang trí cho căn nhà. Cùng Xanhvina tìm hiểu câu trả lời tại bài viết dưới đây. 

 

Xem nhanh

Cây chuối là loại cây ăn quả quen thuộc với người dân các nước Đông Nam Á và châu Úc. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, cây chuối với người Việt Nam còn có nhiều ý nghĩa trong đời sống kinh tế, văn hóa và tinh thần. Vậy bạn đã bao giờ nghe được miêu tả cây chuối chưa? Bạn biết được bao nhiêu công dụng của cây chuối? Cùng Xanhvina tìm hiểu thêm về loại cây này tại bài viết dưới đây. 

1. Cây chuối là gì?

  • Tên khoa học: Cây thuộc họ Musaceae, tên cụ thể là Musa Sapientum 

  • Tên thường gọi: Cây chuối 


Chuối là một loại trái cây bình dân, và rất thân thuộc với người dân vùng nhiệt đới. Chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể chúng ta như: Protein, Kali, các loại vitamin, … 

cây chuối tại một vườn chuối ở Việt Nam

Hình ảnh cây chuối tại một vườn chuối ở Việt Nam

Chuối có nhiều cách chế biến khác nhau, từ ăn sống đến việc chế biến thành nhiều món. Mọi người có thể ăn tươi, trữ đông, hoặc làm các loại mứt, kẹo bánh. Không chỉ sử dụng quả, người trồng có thể tận dụng thân chuối và hoa chuối làm nguyên liệu cho những món ăn dân dã của nhiều vùng miền ở nước ta. 

2. Các loại chuối phổ biến ở Việt Nam

Ở Việt Nam, chuối được trồng rất phổ biến với nhiều loại khác nhau. 

2.1. Chuối tiêu: 

cây chuối tiêu 

Hình ảnh về cây chuối tiêu 

Chuối tiêu là loại chuối rất phổ biến ở Việt Nam, gồm 3 giống là: tiêu lùn, tiêu nhỏ và tiêu cả. Loại chuối tiêu này thường đạt được năng suất từ trung bình đến cao. Mùi vị rất thơm ngon, và phù hợp để trồng tại các khu vực có mùa đông lạnh. 

2.2. Chuối tây: 

chuối tây tại nhà vườn

Hình ảnh về loại chuối tây tại nhà vườn

Loại chuối tây thường có ba loại chính: chuối tây hồng, chuối tây phấn và chuối tây sứ. Loại chuối này thường sinh trưởng rất khỏe, không kén đất và khả năng chịu nóng tốt. Bởi vậy, loại chuối “dễ chịu” này được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên, loại chuối tây có một nhược điểm: vị thường ít thơm ngon hơn so với những loại chuối khác. 

2.3. Chuối ngự: 

cây chuối cau

Hình ảnh chuối ngự Đại Hoàng đặc sản của khu vực Hà Nam

Loại chuối này thường bao gồm: chuối ngự tiến và chuối ngự mắn. Các cây chuối ngự thường cao trung bình từ 2,5 đến 3m. Quả chuối thường nhỏ, nhưng vẫn ngon, có vị thơm đặc trưng. 

2.4. Chuối cau: 

Chuối cau là loại chuối rất phổ biến tại Việt Nam. 

Chuối cau tương truyền có nguồn gốc từ Úc và được du nhập vào Việt Nam khá sớm. Loại chuối cau thường có hướng tròn, mình dày và mập ví như quả cau Việt Nam. Nhiều người khi chuối cau chưa chín thường nhầm lẫn sang chuối ngự. 

2.5. Chuối rẻ quạt: 

cây chuối rẻ quạt
Hình ảnh về loại chuối rẻ quạt tại vườn của người nông dân

Chuối rẻ quạt thường có chiều cao trung bình từ 5 đến 7m. Lá của loại chuối rẻ quạt có một đặc điểm riêng biệt là có hình bầu dục, và phát triển theo mặt phẳng như một chiếc quạt giấy khổng lồ. 

Xem thêm

3. Đặc điểm và cấu tạo của cây chuối

3.1 Đặc điểm chung của cây chuối

Cây chuối là loại cây rất thân thuộc, và dễ sử dụng trong đời sống hằng ngày của mỗi người. 

3.1.1 Cấu tạo của chuối

Cấu tạo của cây chuối đều có 6 bộ phận chính. Cụ thể, 

Thân cây chuối: Thân cây chuối được chia thành hai phần:   

Thân thật: Thân thật hay củ, là phần thân nằm ở phía dưới mặt đất. Phần thân thật có hình dạng khối, màu trắng, có thể rộng lên đến 30cm và xung quanh có rất nhiều rễ. Đây là khu vực giúp dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. Củ chuối càng lớn thì chứng tỏ cây đang sinh trưởng tốt, và có chất lượng cao. 

Thân giả: Là phân thân trên của cây chuối, được hình thành từ các bẹ lá có độ cao trung bình từ 2 - 4m. Chúng có hình tròn, mặt bóng loáng và thường tụ lại với nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. 

Lá chuối: Lá chuối thường có kích thước lớn và mọc ra từ thân giả. Bẹ lá rộng với độ dài từ 2 - 3cm. Các phiến lá chuối thường mọc đối xứng qua gân chính. Lá mới mọc thường có màu xanh nhạt, mỏng và đậm dần theo sự phát triển của cây. 

Hoa chuối: Hoa chuối là loài hoa lưỡng tính. Chúng thường có kích thường nhỏ, màu trắng ngà và mọc theo từng chùm. Mỗi chùm trung bình có 12 đến 16 hoa. 

 
hoa chuối

Một cây chuối phát triển bình thường gồm có 6 bộ phận chính

Bắp chuối: Là một bộ phân rất hữu ích, thường được người dân sử dụng thành nguyên liệu cho nhiều món salad tươi ngon. 

Rễ cây chuối: Rễ cây chuối thuộc loại rễ chùm và được chia thành 2 loại rễ. 

Rễ ngang: thường sẽ mọc xung quanh củ chuối, và phân bố rải rác ở lớp đất trên bề mặt. Bề ngang thường rộng từ 2 đến 3 cm. Loại rễ ngang này thường sinh trưởng rất khỏe, và phân bố rộng. Vì vậy, rễ này giúp cây chuối có khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ đất tốt hơn. 

Rễ thẳng: Rễ cây chuối dạng rễ thẳng thường mọc ở khu vực dưới củ chuối, giúp cây đứng vững vàng trên mặt đất. 

Quả chuối: Đây là loại quả thường có hình dạng hình lưỡi liềm và hình thức mọc thành từng nải. Số lượng trái trong một nải tùy thuộc theo giống cây rồng. Khi chín, chuối thường chuyển từ màu xanh sang vàng, có vị ngọt, béo và thơm tự nhiên. 

 
quả chuối

3.1.2 Môi trường sống của cây chuối

Vì ưa thích sống tại khu vực nhiệt đới, nên môi trường sống của cây chuối thường có những đặc điểm sau: 

Đất đai: Để trồng được cây chuối, người trồng cây lưu ý 3 điều sau về đất: 

- Đất khi trồng phải bằng phẳng, tơi xốp và không bị xói mòn. 

- Khu vực trồng cây chuối cầy có tầng canh tác sâu tối thiểu từ 0,6 đến 1m. Bề mặt đất trồng không được có đá cứng hay mực nước ngầm. 

- Độ pH thích hợp của đất để tạo điều kiện tốt cho cây phát triển là từ 6 đến 7,5. 

Khí hậu: Là cây ưa nóng ẩm, nên khu vực trồng được cây chuối thường có đặc điểm: 

- Đảm bảo nhiệt độ từ 20 - 25 độ C để chuối phát triển tốt, tránh sự tấn công của sâu bệnh nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. 

- Lượng mưa trong khu vực nên chỉ phân bố từ 1500 - 2000mm để đảm bảo đáp ứng vừa đủ nhu cầu phát triển của cây. 

- Độ ẩm trong không khí nên đảm bảo từ 50 đến 90% để cây được sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất. 

- Cây chuối là loài cây “dễ chịu”, có thể trồng được ở nhiều khu vực khác nhau

Dinh dưỡng: Để cây chuối có thể phát triển tốt nhất, người trồng chỉ nên bổ sung lượng phân bón đủ theo liều lượng. Cụ thể, 

- Cần 200kgN cùng 200kgK20 cho 1 ha đất trồng chuối.

- Cần 60 - 90kg P2O5 cho 1 ha đất trồng đối với phân lân. 

Người trồng có thể bổ sung thêm Kẽm, hoặc Bo cho cây với lượng 5 đến 10kg/ha, chia thành 1 đến 3 lần phun trong một mùa vụ. 

3.2 Ý nghĩa của cây chuối

Cây chuối không chỉ mang ý nghĩa đời sống, mà mang giá tị tinh thần sâu sắc với người Việt. 

3.2.1 Ý nghĩa trong đời sống: 

Cây chuối đã trở thành một người bạn thân thiết với người Việt Nam từ xưa đến nay:

Nguyên liệu nấu ăn: Những bộ phận của chuối như: quả chuối, bắp chuối, hoa chuối đều được sử dụng làm nguyên liệu, tạo thành những thức ăn truyền thống, đậm chất người Việt. 

Thực phẩm dinh dưỡng: Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, không những giúp làn da của mọi người căng khỏe, mà giúp cơ thể nạp thêm năng lượng để làm việc, sinh hoạt.  Nhiều nông dân chọn cây chuối làm cây kinh tế chính bởi vì chúng có năng suất cao

 
quả chuối làm thực phẩm dinh dưỡng

Bao bì bảo vệ môi trường: Ngoài làm nguyên liệu, lá chuối còn sử dụng để gói thức ăn. Bởi tính chất chịu nhiệt tốt, nên một số món ăn vẫn thường sử dụng lá chuối để gói như: bánh chưng, bánh dày hay xôi. 

Mang ý nghĩa kinh tế: Cây chuối với nhiều công dụng nên có giá trị kinh tế cao, và thường được bà con nước ta sử dụng làm cây kinh tế chính. 

Thể hiện lòng tôn trọng: Chuối thường được sử dụng là một trong những lễ vật trong dịp cúng bái, để thể hiện lòng thành với thần linh. 

3.2.2 Ý nghĩa trong phong thủy: 

Nếu bạn theo hệ tâm linh, thì việc sử dụng cây chuối làm cảnh sẽ mang tới cho bạn nhiều điều tốt đẹp. 

Mang tới tài lộc: Cây chuối được quan niệm sẽ mang tới may mắn, tiền tài cho gia chủ. Những cây chuối càng to, màu xanh mướt thì chủ nhà sẽ gặp được nhiều điều may mắn, hạnh phúc. 

Xua đuổi tà khí: Ông bà ta quan niệm, lá chuối to sẽ giúp căn nhà của bạn được bảo vệ, tránh được sự xâm nhập của những tà khí, ma quỷ. 
 

Trang trí nhà cửa bằng cây chuối cảnh giúp mang tới tài lộc cho gia đình

Cân bằng sinh khí trong gia đình: Sử dụng cây chuối hay những loại cây cảnh tươi xanh sẽ thể hiện được sự ấm no, thịnh vượng. Vì vậy, nhiều người mong muốn được trồng hoặc trưng cây chuối trong nhà để cầu được nhiều may mắn, mọi chuyện suôn sẻ và gia đình luôn hạnh phúc. 

Kết luận

Cây chuối đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mọi người, đặc biệt với người dân Việt Nam. Ngoài trồng cây chuối, bạn có thể tận dụng các cây chuối cảnh để mang những may mắn, hạnh phúc tới cho gia đình mình. 

Nếu bạn tìm một chỗ tư vấn, mua cây cảnh uy tín có thể liên hệ trực tiếp nhà Xanhvina để chọn được loại cây ưng ý với nhu cầu của mình nhé! 
Hotline/Zalo: 0898.596.933
Website: https://xanhvina.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/xanhvina2021

Tìm hiểu thêm: 


 

Cây chuối nhỏ trang trí

200,000 đ 150,000 đ
-25% GIẢM
-21% GIẢM

Cây chuối giả trang trí

960,000 đ 760,000 đ
-20% GIẢM