15+ Cây cổ thụ nổi tiếng, lâu đời nhất ở Việt Nam
Bạn đang tìm hiểu và nghiên cứu về những cây cổ thụ ở Việt Nam? Vậy bạn hãy xem hết bài viết này nhé bài viết này tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin chi tiết về cây cổ thụ cũng như những cây cổ thụ có nhiều tuổi ...
Xem nhanh
Bạn đang tìm hiểu và nghiên cứu về những cây cổ thụ ở Việt Nam? Vậy bạn hãy xem hết bài viết này nhé bài viết này tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin chi tiết về cây cổ thụ cũng như những cây cổ thụ có nhiều tuổi nhất tại Việt Nam vẫn đang sống và tồn tại đến nay, được liệt kê vào di sản của đất nước.
1. Cây cổ thụ nghĩa là gì?
Khái niệm cây cổ thụ đã được quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị. Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây.2. Giới thiệu 15 cây cổ thụ lớn nhất ở Việt Nam
2.1. Cây cổ thụ 300 năm – cây đa xóm Trại (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng)
Cây đa 13 gốc ở xóm Trại (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) là cây đa cổ thụ lớn nhất Việt Nam, có tuổi đời trên 300 năm, được công nhận cây di sản năm 2014. Cây đa 13 gốc tại xóm Trại (P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng), được tính là cây đa lớn nhất Việt Nam
Cây đa Mười Ba Gốc cao khoảng 10 mét, với hàng chục cành lớn tạo thành tán rộng có đường kính khoảng 40 m. Cây có 13 gốc lớn, thẳng, gồm một gốc chính và 12 gốc phụ. Gốc chính có chu vi 8,2 m. Mười hai gốc còn lại mọc quanh gốc chính, với chu vi từ 2 đến 5m. Tổng chu vi của 13 gốc là trên 30 m. Các gốc được nối với nhau bằng các cành có đường kính gần 1 m đan xen nhau
Theo truyền thuyết, trong trận đánh quân Nam Hán xâm lược, Hai Bà Trưng cỡi voi đi ngang qua, thấy cây đa xanh tốt, rợp bóng nên dừng chân bên gốc đa để nghỉ ngơi. Voi của hai bà đã dùng vòi bẻ ngọn đa để ăn, từ đó cây chỉ phát triển về chiều ngang, hạn chế về chiều cao do mất ngọn. Vì vậy ngày nay, cây đa có chiều cao khiêm tốn, chỉ khoảng chừng 10 m, nhưng tán rộng mấy trăm mét vuông.
Nhưng cũng có truyền thuyết lại cho rằng, xưa kia có một vị tướng trên đường đi đánh giặc đã dừng chân bên gốc đa và buộc ngựa vào cây khiến ngọn cây bị gãy. Từ đó cây không phát triển chiều cao mà phát triển theo bề ngang như ngày nay. Dưới gốc đa có một miếu thờ, bên trong có tấm bia đá khắc chữ Hán Nôm. Theo người dân địa phương, miếu đã có từ lâu đời, thờ đức thổ vượng, người có công giúp dân khai hoang, lập ấp. Ngoài ra miếu còn là nơi thờ các quan, thần, cô, cậu và những vong hồn không nơi nương tựa.
Không ít người cho rằng, bà chúa Năm Phương đã về đây ngự trị nên tuần rằm, ngày lễ, ngày tết, họ đều đến đây thắp hương, cầu khấn những điều tốt lành, may mắn. Tại đây, ngày 6.6 âm lịch hàng năm cũng được coi là ngày tiệc chúa bà Năm Phương. Hàng trăm năm chứng kiến biết bao thay đổi của lịch sử, nhưng cây đa 13 gốc vẫn xanh tốt và không ngừng vươn xa...
Ban quản lý di tích và chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều cách để chăm sóc, bảo tồn cây, giúp cây chống chọi được với gió bão. Năm 2014 cây đa 13 gốc đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Nhiều dịch vụ, hàng hóa tâm linh cũng ăn theo “cây di sản”
Hình ảnh cây đa cổ thụ 300 năm tuổi tại ngô quyền hải phòng
Cây đa cổ thụ 300 năm tuổi tại ngô quyền hải phòng
2.2. Cây cổ thụ bạch mai -300 năm tuổi ở bến tre
Cây bạch mai là cây cổ ở thị xã bến tre cũng trên 300 tuổi thọ, được coi là “linh khí” của đình phú tự nơi người dân sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh gốc mai có một tấm bia mang tên “Bạch Mai bi ký”. Chính dưới cội mai này, năm xưa có cụ Phan Thanh giản đã từng ngồi tại gốc cây này chăm chỉ rèn luyện đọc sách. Những tán lá cây xanh um, xòe ra nhiều phía rậm rạp che đi hết phần thân cây cổ thụ trăm năm này. Cây tôn lên được vẻ đẹp vững chắc tạo nên được không khí luôn đầy sinh khí cho toàn không gian nơi đây. Mỗi lần kỷ niệm ngày thơ việt nam hằng năm, hội văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu đều tổ chức sinh hoạt thơ ca, văn chương bên cạnh gốc mai này, vừa tạo không gian thoải mái lẫn tinh thần cho mọi người. Hình ảnh cây cổ thụ Bạch Mai 300 tuổiHình ảnh cây cổ thụ Bạch Mai 300 tuổi cây cổ thụ Bạch Mai 300 tuổi
2.3. Cây cổ thụ táu 2100 tuổi - tỉnh phú thọ
Cây táu hơn 2 ngàn năm tuổi thọ này đã được hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường việt nam (vacne) trao danh hiệu cây di sản Việt Nam năm 2012, và được công nhận là cây cổ thụ có tuổi thọ cao nhất Việt Nam với tuổi đời gần 2.200 tuổi so với các cây cổ thụ khác. Tuy nhiên “cụ cây” này hiện nay đang bị lão hóa theo thời gian do thân cây bị sâu mọt đục khoét lỗ to, thiếu chất dinh dưỡng nên nhiều cành bị khô và chết dần đi dẫn đến gãy rụng do không còn sức phát triển, khả năng hồi phục của cây đang trong tình trạng báo động. Cây táu được nằm ngay trước miếu thiên cổ trong làng, là niềm tự hào của tất cả dân làng hương lan nơi đây. Người dân trong làng vẫn chăm sóc bón phân cho cây đều đặn, tưới nước cho cây để có thêm hi vọng cây được gắn bó với dân làng nhưng vẫn chưa có cách nào chữa trị bệnh cho cây khỏi hẳn cả.Cây táu 2100 tuổi tỉnh phú thọ
2.4.Cây cổ thụ Dã Hương gần 1000 tuổi tại Bắc Giang
Cây Dã Hương ở Thôn Giữa, Tiên Lục, Lạng Giang, Bắc Giang, được công nhận là cây di sản Việt Nam vào ngày 26/11/2013. Cây có đường kính 2,59m, cao gần 30m và có tuổi thọ khoảng 1.000 năm. Đây là loại cây cực kì quý hiếm, bởi tinh dầu có ở tất cả các bộ phận của cây, còn rễ cây chứa chất safrol là thành phần rất có giá trị trong công nghệ chế biến thực phẩm và mỹ phẩm. Từ gỗ cây Dã Hương có thể làm được hương trầm, loại hương rất thơm, quý.Hình ảnh cây cổ thụ dã hương tại bắc giang
2.5. Cây hoa gạo 300 tuổi - tại chùa Mỏ Hải Phòng
Cây tọa lạc trong khuôn viên chùa Mỏ, thành phố Hải Phòng, được xem là di tích quốc gia phong tặng. Cây gạo có thân hình chắc khỏe, nhiều cành cây sinh sôi nảy nở với cành cây khỏe khoắn, nở ra nhiều bông hoa màu sắc đẹp, tôn lên được vẻ đẹp thanh thoát không thể thiếu trên cây này.
Nhìn dáng cây to bự có cây nhỏ mọc lên ngay bên cạnh giống như hình ảnh người mẹ đang chở che cho con của mình. Và lâu nay nhiều người dân tin rằng cây này đem lại may mắn cho những gia đình mong muốn được có con cái sau này.cây hoa gạo khoảng 300 năm tuổi
Hình ảnh cây hoa gạo tại chùa Mỏ Hải Phòng
2.6. Cây cổ thụ đa Sộp 300 tuổi tại Quảng Ngãi
Cây đa Sộp này thuộc làng Lâm Sơn, quảng ngãi, có tuổi thọ hơn 300 năm nay. Cây cao khoảng 25 mét, tán rộng rất rộng tầm 1 ngàn mét, gốc to bự bề thế, cằn cỗi. Thân cây trông rất hiên ngang với nhiều nhánh thân nhỏ ôm sát trọn thân gốc chính tôn lên được vẻ đẹp sâu xa, cổ kính. Cành lá đâm chồi phát triển xanh ngắt, um tùm bự nhất khu làng làm cho không khí nơi đây luôn thoáng mát và đầy sức sống. Cây đa đình làng Lâm Sơn này được công nhận là cây đa cổ thụ di sản Việt Nam trong tỉnh Quảng Ngãi.Hình ảnh cây đa sộp 300 tuổi tại Quảng Ngãi
2.7. Cây duối cổ thụ tại Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội – 1000 tuổi
Cây khoảng 1.000 năm tuổi ở thôn Cam Lâm (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Đây là nơi vua Ngô Quyền từng làm chỗ buộc voi chiến, ngựa chiến sau các cuộc tập trận để chuẩn bị tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc. Cụm 18 cây được công nhận ngày 22/4/2011.Hình ảnh cây duối 1000 năm tuổi tại sơn tây Hà Nội
2.8. Cây cổ thụ Sanh Lương Sơn,Hòa Bình 804 năm tuổi
Cây Sanh 804 năm tuổi ở làng Suối Cốc, xã Hợp Hòa, Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, có trên 50 gốc kết thành trải rộng trên diện tích hàng trăm mét vuông, có tổng chu vi gốc lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những cây cổ thụ có tuổi thọ cao hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.cây sanh lương sơn 804 tuổi
2.9. Cây Sấu cổ thụ tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 304 năm tuổi
Cây Sấu 304 năm tuổi ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách cột mốc 651 Việt - Trung chưa đến 7m. Cây cao 38m, đường kính 3,13m. Cây được công nhận là cây di sản Việt Nam ngày 3/9/2012. Hiện naycây vẫn đang được nhân dân và các cấp chính quyền quan tâm, chăm sóc và bảo vệ.
Hỉnh ảnh cây sấu cổ thụ
2.10. Cây trôi tại Làng Bình Đà Bình Minh Thanh Oai Hà Nội -1000 năm tuổi
cây trôi nghìn năm tuổi được công nhận là cây di sản vào cuối năm 2015 là vật báu của địa phương. Trong thời gian tới, cây trôi sẽ được địa phương chăm sóc bảo tồn và quy hoạch, mở rộng đất để cây tồn tại đến muôn đời sau. Người dân làng Bình Đà cho biết, trước đây trong làng có 3 cây trôi cổ thụ có cùng niên đại. Trong đó, một cây ở phía sau Đền Nội, một cây mọc trong làng và cây trôi thứ 3 mọc ở đầu làng, thuộc địa phận xóm Chua. Hiện tại chỉ còn một duy nhất nằm ở cánh đồng làng còn sống. Cây trôi cổ thụ nằm phía sau đền nội đã bị người dân chặt hạ để làm đồ nội thất. Cây trôi thứ 2 nằm trong làng bị chết do nằm gần nguồn nước bị ô nhiễm.Cây trôi có đường kính tán cây khoảng 15 m, chu vi gốc cây khoảng 8 m và phải 6 - 7 người ôm. Cây trôi được người dân gọi là cây "âm - dương" bởi cứ hằng năm, nửa cây bên này thay lá thì nửa còn lại xanh tốt và năm sau lại ngược lại.Cây được các nhà khoa học đánh giá có tuổi thọ lên tới nghìn năm tuổi. Cây trôi có tính phong thủy bởi đặc điểm riêng biệt: Hai năm mới ra hoa, kết trái một lần và thường rơi vào tháng 12 âm lịch. Từ xưa, bóng mát của cây đã là chốn quen thuộc của người dân trong vùng, là nơi nghỉ chân hóng mát trưa hè, nơi vui đùa của trẻ nhỏ. Trước đây, cây thường ra quả khá thơm ngon, ăn được và lũ trẻ thường ra sớm để tranh phần cho mình. Tương truyền, cây trôi được Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, thời Đinh Bộ Lĩnh trồng làm mốc ranh giới giữa làng Bình Đà và làng Sinh Quả. Đến nay, sau hơn 1.000 năm, cây trôi cổ thụ làng Bình Đà vẫn còn xanh tốt và trở thành nhân chứng lịch sử của người dân trong làng.Hình ảnh cây trôi cổ thụ 1000 năm tuổi tại bình đà
2.11. Cây muỗm tại Làng Vọng , Thường Tín Hà Nội – 1000 năm tuổi
Cây muỗm cổ thụ cao tới 20 mét, tán rộng hàng chục mét, cứ mỗi độ xuân về lại nở hoa vàng rực như trổ vạn lộc mừng xuân. Cây muỗm còn có tên gọi khác là xoài hôi. Loài thực vật này có ở một số nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanma, Singapore và Việt Nam. Tại làng Bình Vọng có những cây to phải ba người lớn ôm mới hết thân cây.
cây muỗn cổ thụ 1000 nam tuôi tại thường tín
2.12. Cây lộc vừng 9 gốc tại công viên bách thảo Hà Nội -1000 năm tuổi
Nằm ở góc phía Đông của công viên Bách Thảo, cây cổ thụ là lộc vừng 9 gốc là một trong những cây cổ thụ có dáng vẻ đồ sộ và cổ quái nhất còn hiện diện ở khu vực trung tâm Hà Nội. Cây cao khoảng 27 m, có một thân chính và rất nhiều thân phụ xung quanh, vòng thân rất lớn, khoảng 10 người lớn mới ôm hết.Hình ảnh cây lộc vừng 9 gốc cây lộc vừng 9 gốc tại công viên Bách Thảo
2.13. Cây Đại Mộc Thần tại TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ -2100 năm tuổi
Tương truyền, ngôi đền này nằm trên đất kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tại đền có cây đại mộc thần cổ thụ. Theo tính toán của các nhà khoa học, cây này đã hơn 2100 năm tuổi. Theo Ngọc phả để lại, ngôi đền Thiên Cổ thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và thục nương Nguyễn Thị Thục, người có công dạy dỗ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương đời thứ 18. Khi vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang mất, nhân dân địa phương đã chôn cất và lập đền thờ ngay tại làng. Tương truyền, cây cổ thụ đại mộc thần quý được cổ nhân trồng từ thời đó.Hình ảnh cây cổ thụ đại Mộc Thần
2.14. Cây Thị - Tam Nông Phú Thọ - 1000 năm tuổi
Từ ngàn xưa, người dân xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã phong cây thị ngàn năm tuổi tại miếu thờ Đức Thánh Tản Viên (khu 6, xã Dị Nậu) là “thần cây”, “thị thần”. Gốc thị xù xì, thô ráp chu vi 7,96m (đường kính khoảng 2,45m, chiều cao từ gốc đến ngọn khoảng 18,45m), 5 người trưởng thành vòng tay ôm cũng chưa kín gốc. Tương truyền, “thị thần” có từ đời Vua Đinh Bộ Lĩnh (970 - 979). Khi xây dựng miếu thờ Đức Thánh Tản Viên (258 TCN), dân làng đã trồng cây lấy bóng mát, đồng thời như muốn tạo dựng một vị thần canh gác, trấn giữ Miếu thờ. Trong khi đó, Ngọc phả của làng đang được Viện nghiên cứu Hán Nôm lưu giữ ghi lại rằng miếu thờ Đức Thánh Tản Viên được dân làng lập từ năm 258 TCN để thờ cúng các danh tướng thời vua Hùng thứ 18.Hình ảnh cây cổ thụ Thị -1000 năm tuổi tại Phú Thọ
2.15. Cây đại cây cổ thụ tại Hoa Lư- Ninh Bình -1000 năm tuổi
Nằm trong khu du lịch vườn chim Thung Nham (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Dáng cây hình “bàn tay Phật” độc lạ và mang trong mình giá trị lịch sử gắn liền với vua Đinh Tiên Hoàng. Theo truyền thuyết, vua Đinh Tiên Hoàng trong lúc đi tuần quanh kinh đô Hoa Lư đã sai quân lính trồng cây này ngay trên một tảng đá tại Thung Nham.Cây đại cổ thụ 1000 năm tuổi tại Hoa Lư
Trên đây là top 15 cây cổ thụ tại Việt Nam được đánh giá là có tuổi đời lâu nhất, gắn với các cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ mà tôi tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau để chia sẻ đến quý bạn đọc, hy vọng rằng những thông tin bên trên hữu ích đối với bạn, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến số Hotline: 0898.596.933 để được giải đáp.
Nguồn: Tổng hợp
Tìm kiếm có liên quan Những cây cổ thụ ở Việt Nam Cây cổ thụ nghĩa la gì Cây phượng có phải là cây cổ thụ không Tả cây cổ thụ Cây cổ thụ đẹp Hình ảnh cây cổ thụ Vẽ cây cổ thụ 10 cây cổ thụ lớn nhất thế giới
Xem thêm >>> 99+ Cây cổ thụ giả
Xem thêm >>> 99+ Cây cổ thụ giả